Bệnh bí ẩn khiến hàng trăm người mắc và tuvong ở Congo có triệu chứng giống 1 căn b:ệnh tại Việt Nam. WHO công bố thẳng

Các nhà chức trách cho biết căn bệnh giống cúm bí ẩn đã giết chết hàng chục người ở Tây Nam Congo trong những tuần gần đây có thể là bệnh sốt rét.

Ngày 13/12/2024 Phụ nữ số đưa tin “Bệnh bí ẩn khiến hàng trăm người mắc và tử vong ở Congo có triệu chứng giống bệnh cúm, WHO nghi ngờ là sốt rét” như sau:

Các nhà chức trách cho biết căn bệnh giống cúm bí ẩn đã giết chết hàng chục người ở Tây Nam Congo trong những tuần gần đây có thể là bệnh sốt rét. 4 kiểu ăn uống sướng miệng nhưng sự thật lại đang “đày đọa” lá gan 3 loại thực phẩm để lâu trong tủ lạnh có thể là “đồng phạm” của ung thư Vụ ăn tối ngoài quán về, 2 người bỗng tê buốt người, nhập viện khẩn cấp: Kiểm tra quán ốc Bùng phát căn bệnh bí ẩn ở Congo, hàng trăm người nhiễm bệnh và tử vong, chủ yếu là trẻ em

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), một căn bệnh bí ẩn ở Cộng hòa Dân chủ Congo đã lây nhiễm cho hơn 400 người và giết chết hơn 30 người trong những tuần gần đây, chủ yếu là trẻ em. Tuy nhiên, số ca tử vong thực tế trong khu vực này rất khó xác định, một số báo cáo còn cho biết có tới 143 người đã tử vong.

Trang USA Today đưa tin, trong cuộc họp báo hôm thứ Ba (11/12), Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết rằng, WHO chỉ mới được thông báo về đợt bùng phát dịch bệnh cách đây hai tuần, tập trung ở một khu vực Panzi xa xôi thuộc tỉnh Kwango ở phía tây nam của quốc gia Trung Phi này.

Ông Ghebreyesus cho biết với các phóng viên rằng một nhóm chuyên gia, bao gồm các nhà dịch tễ học, bác sĩ lâm sàng, kỹ thuật viên phòng xét nghiệm và các chuyên gia phòng ngừa, kiểm soát nhiễm trùng đã được cử đến đây để giải quyết căn bệnh.

Ông cũng cho biết thêm, trong số 416 người bị bệnh và 31 người tử vong vì căn bệnh này, hầu hết là trẻ em và nhiều trẻ dưới 5 tuổi. Các báo cáo trước đây cho thấy hầu hết các ca nhiễm trùng là ở những người trên 15 tuổi.

Căn bệnh bí ẩn ở Congo có triệu chứng giống bệnh cúm

Ngày 29 tháng 10, Bộ Y tế Cộng hòa Dân chủ Congo đã gửi cảnh báo tới WHO nêu rõ, họ lo ngại về một căn bệnh bí ẩn đã gây ra “gia tăng” số ca tử vong tại khu vực y tế Panzi. Bộ này cho biết trong một cuộc họp báo vào ngày 5 tháng 12 rằng tỷ lệ tử vong là khoảng 8% và một số ca tử vong đã được báo cáo bên ngoài các cơ sở y tế.

Theo ông Remy Saki – Phó thống đốc tỉnh Kwango và ông Apollinaire Yumba – Bộ trưởng Y tế tỉnh, những người nhiễm bệnh có triệu chứng giống cúm, bao gồm sốt cao và đau đầu nghiêm trọng.

Cư dân Panzi, Ezekiel Kasongo cho biết cậu con trai 9 tuổi của anh vừa mới xuất viện sau khi bị bệnh cách đây hai tuần. “Cậu bé bị sốt cao, đau đầu và rất yếu. Chúng tôi rất lo lắng vì số người chết, đặc biệt là trẻ em, nhưng tạ ơn Chúa, con đã được ra viện”, Kasongo nói với trang The Associated Press. Anh Kasongo cho biết thêm, các triệu chứng mà con trai gặp phải bao gồm sốt, đau đầu, ho và thiếu máu.

WHO nghi ngờ dịch bệnh bí ẩn ở Congo là sốt rét

Các nhà chức trách cho biết căn bệnh giống cúm bí ẩn đã giết chết hàng chục người ở Tây Nam Congo trong những tuần gần đây có thể là bệnh sốt rét.

Tiến sĩ Jean-Jacques Muyembe, Tổng giám đốc Viện Nghiên cứu Y sinh Quốc gia tại Kinshasa (thủ đô của Cộng hòa Dân chủ Congo), nói với The Associated Press: “Trong số 12 mẫu được lấy, 9 mẫu có kết quả dương tính với bệnh sốt rét nhưng các mẫu này không có chất lượng tốt, vì vậy chúng tôi đang tiếp tục nghiên cứu để tìm hiểu xem đây có phải là một dịch bệnh hay không”.

“Nhưng rất có thể đó là bệnh sốt rét vì hầu hết các nạn nhân đều là trẻ em”, ông nói thêm.

Vào thứ Ba, người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới, Tedros Adhanom Ghebreyesus, cũng cho biết hầu hết các mẫu xét nghiệm đều dương tính với bệnh sốt rét. Nhưng ông cho biết sẽ thu thập và xét nghiệm thêm các mẫu khác.

Hạn chế về năng lực xét nghiệm tại địa phương là một trong những nguyên nhân khiến bệnh bùng phát

Các viên chức y tế tại Cộng hòa Dân chủ Congo đang khẩn trương điều tra để xác định nguyên nhân gây ra đợt bùng phát chết người này. Ban đầu, họ sẽ xem xét các bệnh có thể lưu hành trong khu vực như sốt rét, sốt xuất huyết hoặc Chikungunya (bệnh do muỗi vằn).

Tuy nhiên, họ có thể gặp khó khăn trong việc phát hiện nguyên nhân do các vấn đề về cơ sở hạ tầng xét nghiệm chẩn đoán, cũng như khó khăn trong việc thu thập mẫu, vận chuyển mẫu đến phòng xét nghiệm và xét nghiệm.

Ở các quốc gia có thu nhập thấp như Cộng hòa Dân chủ Congo, nhiều phòng xét nghiệm lâm sàng chỉ có thể xét nghiệm các tác nhân gây bệnh phổ biến. Những hạn chế về chất lượng và hiệu suất của một số phòng xét nghiệm lâm sàng của họ cũng là một vấn đề.

Nếu không phải là một trong những nguyên nhân thông thường, việc phát hiện các mầm bệnh hiếm gặp thường phải gửi mẫu đến các phòng thí nghiệm chuyên khoa hơn có thể thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu, chẳng hạn như giải trình tự gen.

Tuần trước, Dieudonne Mwamba – người đứng đầu Viện Y tế Công cộng Quốc gia – cho biết, do thiếu năng lực xét nghiệm tại địa phương nên các mẫu phải được mang đến Kikwit, cách đó hơn 500km để xét nghiệm.

Dieudonne Mwamba cho biết thêm, Panzi đã từng bị dịch thương hàn hoành hành cách đây hai năm và hiện nay dịch cúm theo mùa đang bùng phát trở lại trên khắp cả nước.

Cộng hòa Dân chủ Congo có hệ thống y tế yếu kém và vẫn bị tàn phá bởi nội chiến, khiến việc cung cấp dịch vụ y tế đầy đủ cho phần lớn người dân trở nên khó khăn. Bên cạnh đó, khu vực y tế Panzi của Kwango là một cộng đồng nông thôn, xa xôi cách Kinshasa, thủ đô của Cộng hòa Dân chủ Congo, hơn 400 dặm (700km). WHO cho biết việc tiếp cận bằng đường bộ – cách Kinshasa khoảng 48 giờ – rất khó khăn trong mùa mưa và giao tiếp bị hạn chế. Điều này làm hạn chế việc xác định căn bệnh. Người đứng đầu WHO cũng cho biết thêm rằng khu vực này cũng có tình trạng suy dinh dưỡng cao và tỷ lệ tiêm chủng thấp, khiến trẻ em dễ mắc nhiều loại bệnh, bao gồm cả bệnh sốt rét.

Ngày 13/12/2024 Tuổi trẻ Online đưa tin “Dịch bệnh bí ẩn giống cúm ở Congo có đáng lo?” như sau:

Nhiều quốc gia trên thế giới đã thắt chặt các biện pháp kiểm tra đối với tất cả các chuyến bay trung chuyển ở châu Phi, khuyến cáo người dân không nên đi du lịch nếu không cần thiết đến khu vực bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Loại bệnh bí ẩn ở Congo này là gì?

Nghi ngờ là sốt rét

Tin từ WHO cho biết khu vực Panzi, tỉnh Kwango, Cộng hòa Dân chủ Congo (DRC) ghi nhận 406 trường hợp mắc một bệnh chưa rõ nguyên nhân, trong đó có 31 ca tử vong.

Các triệu chứng của bệnh bao gồm sốt, đau đầu, ho, sổ mũi và đau cơ. Các trường hợp mắc chủ yếu là trẻ em (53% số mắc và 54,8% số tử vong dưới 5 tuổi), tất cả các trường hợp nặng đều bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng.

WHO cho hay sốt rét là bệnh phổ biến ở khu vực này và đang được nhận định có thể liên quan đến các trường hợp mắc bệnh.

Tại Việt Nam, sốt rét từng là căn bệnh ám ảnh gây ra hàng ngàn ca tử vong mỗi năm. Nhờ kiểm soát tốt dịch bệnh, những năm gần đây ghi nhận khoảng 450 ca mắc/năm.

Mặc dù hiện nay số ca mắc và số ca tử vong do sốt rét đã giảm, tuy nhiên TS.BS Ngô Đức Thắng, trưởng khoa dịch tễ Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng trung ương, cho hay Việt Nam vẫn đối diện với tình hình dịch tễ sốt rét có nhiều thay đổi.

Đặc biệt là sốt rét ngoại lai – tức là sốt rét mang về từ nước ngoài – đang có xu hướng gia tăng, chiếm 1/3 số ca mắc sốt rét chung. Năm 2024 có 105 ca sốt rét từ các quốc gia đang lưu hành, nhiều nhất là các nước ở châu Phi, Lào, Campuchia.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, PGS Đỗ Văn Dũng – trưởng khoa y tế công cộng Trường đại học Y Dược TP.HCM – cũng cho rằng người dân không nên quá hoang mang về loại dịch bệnh này. WHO đã điều tra trên 12 trường hợp mắc bệnh, trong đó có 10 ca là sốt rét nhưng vẫn phải theo dõi thêm.

“Có đến 90% khả năng là do sốt rét, như vậy sẽ chỉ ảnh hưởng nhiều đến khu vực tại chỗ. Hiện nay Việt Nam chúng ta kiểm soát sốt rét rất tốt”, PGS Dũng nói.

Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) cho hay năm 2023 TP.HCM ghi nhận 21 ca sốt rét, chủ yếu là từ nước khác và tỉnh khác, không có ca tử vong do sốt rét, không có dịch sốt rét xảy ra.

TP.HCM đã được công nhận loại trừ sốt rét vào năm 2020 và là một trong 46 tỉnh thành trên cả nước được công nhận loại trừ sốt rét tính đến năm 2023. Để bảo vệ thành quả loại trừ bệnh sốt rét, năm 2024 TP vẫn duy trì các hoạt động giám sát thường xuyên ca bệnh và côn trùng truyền bệnh cùng các hoạt động chuyên môn theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Tuy nhiên, để đạt được kết quả bảo vệ thành công thành quả phòng ngừa sốt rét quay lại sau loại trừ, cần sự chung tay phối hợp của các ban ngành và cộng đồng.

Hiện nay bệnh sốt rét vẫn còn diễn biến phức tạp tại Việt Nam, bệnh tập trung chủ yếu tại các khu vực có sốt rét lưu hành, đặc biệt ở các tỉnh Lai Châu, Bình Phước, một số tỉnh ở miền Trung, Tây Nguyên, gần đây xuất hiện ở Khánh Hòa với số ca mắc tăng cao trong 3 năm gần đây.

Theo HCDC, sốt rét là bệnh truyền nhiễm gây ra bởi ký sinh trùng được truyền sang người thông qua các vết đốt của muỗi Anopheles bị nhiễm bệnh. Sốt rét hiện chưa có vắc xin dự phòng, việc phòng chống muỗi truyền bệnh là biện pháp hữu hiệu nhất để ngăn chặn sự lây lan của bệnh.

Sốt rét nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ xuất hiện các biến chứng nặng do thể sốt rét ác tính và khi đó nguy cơ tử vong là rất cao.

Cũng theo TS Thắng, do bệnh sốt rét không còn lưu hành phổ biến nên người dân và cán bộ y tế còn chủ quan, không nghĩ đến bệnh sốt rét dẫn đến chẩn đoán không chính xác, người dân đến muộn dẫn đến khó khăn trong điều trị, thậm chí diễn biến nặng và tử vong.

Chúng ta cần đầu tư cho phòng chống sốt rét, đó là đầu tư về con người, về kinh phí và hạ tầng y tế cho sốt rét. Nâng cao trình độ của cán bộ y tế, do sốt rét đã giảm, nếu không được tập huấn nâng cao, kiến thức sẽ mai một và ảnh hưởng đến kết quả phòng chống bệnh.

TS Thắng cũng lưu ý người dân đi du lịch, công tác đến các tỉnh, vùng có sốt rét lưu hành cao, đặc biệt là các nước châu Phi, Thái Lan, Lào trở về cũng nên kiểm tra có mắc sốt rét hay không.

Tính đến nay, Congo đã ghi nhận 416 trường hợp mắc dịch bệnh bí ẩn chưa có chẩn đoán cụ thể. Theo Đài Deutsche Welle (DW) của Đức, các trường hợp trở nặng phần lớn là người bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng và trẻ em, trong đó có gần 80 ca tử vong.

Người đứng đầu Tổ chức Y tế thế giới Tedros Adhanom Ghebreyesus đã xác nhận kết quả xét nghiệm ban đầu cho thấy dịch bệnh này có liên quan đến các bệnh truyền nhiễm do muỗi.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *